Thứ Tư, 16/10/2024 14:34:00 GMT+7
Ghé thăm di tích cấp thành phố Đình Cự Lai
Lượt xem: 13
Thôn Cự Lai, xã Dũng Tiến hiện còn ngôi đình làng có niên đại tu tạo năm Duy Tân thứ 5 (1912) với kết cấu kiểu chữ Đinh gồm: 5 gian tiền đường, 3 gian hậu cung.
+ Vì nóc 5 gian tiền, cấu trúc kiểu: kẻ chồng, giá chiêng truyền thống (vì trung tâm), cốn mê - chồng rường, các vì bên. Trên các bộ phận chính của bộ khung gỗ như: kẻ, cốn nóc bẩy hiên, trụ đấu được trang trí dày đặc, nhiều mảng chạm khắc gỗ tinh xảo, quen thuộc như: Tứ linh, Tứ quý, Tùng - Lộc, Cá chép hóa Long, Cửu Long. Điểm nổi bật nữa của kết cấu bộ khung gỗ đình Cự Lai: Kết cấu bằng gỗ tết, dưới mỗi thanh cầu đầu nối hai đầu cột cái là: đầu dư hình rồng, mắt lồi, râu xoắn, mũi sư tử, đặc trưng nghệ thuật Nguyễn (đầu thế kỷ 19).
+ Sáu bảy hiên chạm bong thức, lão trúc - hóa Long.
Cốn trên kẻ trạm bong cả hai mặt đề tài: "Cá chép hóa rồng; tùng, lộc"
Cốn nóc áp tường: Nổi bật hình hổ phù: mắt lồi mang hình thủy quái (Ma Ka Ra).
Liền kề đó là Chùa Cự Lai: Bố cục theo lối chữ đinh (J) ba gian tiền, hai gian cung quay hướng tây, cùng hướng với ngôi đình Cự Lai. Cấu tạo bộ khung gỗ, trang trí trên kiến trúc đơn giản hơn kiến trúc ngôi đình.
Đình - chùa Cự Lai vẫn giữ được phong cách kiến trúc truyền thống. Tọa lạc giữa một cảnh quan văn hóa có cây xanh, thoáng mát, tầm bao quát rộng, thích hợp cho hoạt động văn hóa - Tín ngưỡng dân tộc. Các hiện vật đáng quan tâm Đình Cự Lai còn giữ được khá nhiều đồ thờ tự, tượng Phật, tượng Thánh có giá trị nghệ thuật cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
btvxadungtien